Đôi song ca Giao Linh & Tuấn Vũ – Huyền thoại của dòng nhạc vàng

Từ những năm đầu thập niên 1990, sự kết hợp giữa hai giọng ca Giao Linh và Tuấn Vũ đã “làm mưa làm gió” khắp thị trường âm nhạc trong nước và hải ngoại. Cặp song ca “chị em” khiến người yêu nhạc vàng khắp nơi sửng sốt và mê mẩn bởi ăn ý với nhau từ lối hát, cách nhả chữ đến từng biểu cảm khi đứng trên sân khấu.

Sự kết hợp giữa thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy và tiếng hát Duy Quang

Những ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên như Hai Năm Tình Lận Đận, Em Hiền Như Masoeur, Thà Như Giọt Mưa… đều được Duy Quang hát đầu tiên, tạo dấu ấn với khán giả nghe nhạc. Có lẽ khi viết những ca khúc này, nhạc sĩ Phạm Duy cũng muốn cùng con trai sống lại những cảm xúc tuyệt đẹp của tình yêu thuở mới lớn.

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Sau khi nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác Thói Đời với những nỗi niềm cay đắng về cuộc đời, về nhân tình thế thái, Chế Linh đã đồng cảm với người anh, người bạn đồng nghiệp và sáng tác một ca khúc có nội dung tương đồng và mang tính tiếp nối là Trong Tầm Mắt Đời để tặng cho Trúc Phương. Chế Linh nói rằng ông đã mượn tâm trạng của Trúc Phương để viết thành ca khúc này

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Và cho dù là người “khác chiến tuyến” nhưng những ca khúc nhạc lính của ông vẫn được đông đảo người miền Nam yêu mến, tiêu biểu là Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái, Đan Áo Mùa Xuân

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế

Những chuyện chưa biết về cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ: Đời nghèo mà vui

Bà Diệu Lý nhớ lại: “Lúc đó sức khỏe của anh Mỹ yếu lắm. Anh viết được câu nào thì tôi hát lên để anh chỉnh sửa ngay. Còn con trai Phạm Bắc Đẩu thì chuyển lời lên máy tính. Mọi thứ trong căn nhà chật chội ấy đều phải xếp gọn vào một góc nhường chỗ cho “phòng thu dã chiến”.

Điều ít người biết về danh ca Thái Thanh – Một người mẹ hiền đằng sau ánh hào quang sân khấu

Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không còn nhớ rõ bài hát đầu tiên mà mình trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc

Thái Thanh: Nửa thế kỷ thiên tài

Tiêu đề bài hát này chọn ghi là “Nửa thế kỷ thiên tài”, là bởi vì từ những ngày đầu đi hát vào thập niên 1950 cho đến khi giải nghệ, và trừ đi 10 năm ngừng hát sau biến cố 1975, thì danh ca Thái Thanh đã tròm trèm nửa thế kỷ đứng trên đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Và việc gọi bà là “thiên tài”, có lẽ cũng không có gì là quá đáng

Tiếng hát Thái Thanh – Một phần đời của một thế hệ người Việt

Ðối với những thính giả đã đứng tuổi, tiếng hát Thái Thanh không chỉ còn là một tiếng hát thông thường, một giọng hát hay, mà gần như còn là một phần đời của chính mình nữa. Trong hơn nửa thế kỷ qua, tiếng hát Thái Thanh đã gắn liền với vận mạng của xứ sở. Người ta dã nghe tiếng hát ấy trong mọi hoàn cảnh, vui cũng như buồn. Có thể nói, âm nhạc Việt Nam biến đổi theo lịch sử đến đâu, có tiếng hát Thái Thanh đến đó.

Tản mạn về nhạc Xuân Trần Thiện Thanh – “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”

Nhạc Trần Thiện Thanh đi một hướng riêng, lãng mạn riêng, hào hoa riêng, day dứt riêng, “buồn thiu” riêng… một phần đến từ những nét đặc biệt về đặt lời của người nhạc sĩ tài hoa này…