Nguyễn Ánh 9 cho biết hầu hết những tình khúc buồn sau này của ông đều bắt nguồn từ dư âm của mối tình xót xa năm 18 tuổi. Dường như đó là định mệnh, vì nếu họ kết được thành đôi, thì chắc gì Nguyễn Ánh 9 đã trở thành một nhạc sĩ, ông sẽ không thể sáng tác bài “Không” và nhiều ca khúc khác để thổn thức về cuộc tình không trọn vẹn kia.
Kể từ sau khi ra mắt ca khúc “Không” vào năm 1970 trong một dịp ngẫu hứng và tình cờ, và nhận được sự đón nhận rất tích cực của khán giả, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tiếp tục sáng tác thêm nhiều ca khúc, hầu hết là những bản tình ca buồn. Theo lời của tác giả, những bài tình ca này đều viết cho một mối tình duy nhất, từ dư âm của cuộc tình đầu không thành và để lại nhiều nỗi tiếc nuối. Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là ca khúc Buồn Ơi Chào Mi.
Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến. Không thể liệt kê đầy đủ những ca khúc đã viết về xứ lạnh này, nhưng người ta thường nhắc nhiều nhất đến “Đà Lạt tam khúc”, đó là Thành Phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và 2 ca khúc cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ: Thương Về Miền Đất Lạnh và Đà Lạt Hoàng Hôn (viết chung với nhạc sĩ Anh Bằng).
Tâm hồn nhạc sĩ Phạm Duy vốn nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ, ông đã thực sự chắp cho bài thơ “đôi cánh nhạc”. “Nếu không có nét nhạc thần tình của Phạm Duy” – tác giả bài thơ được phổ nhạc nói – “‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ sẽ chẳng có được sức sống mãnh liệt đến như thế”.
Với một người nghe nhạc hời hợt, thì nội dung, lời lẽ của bài hát 24 Giờ Phép cũng đơn thuần như hàng ngàn bài nhạc vàng khác. Nhưng với những người nghe nhạc am hiểu và có suy nghĩ cặn kẽ về từng câu chữ của các bài hát, hẳn sẽ đồng ý rằng đây là một trong những bài nhạc vàng “tới bến” nhất, với những câu từ vừa gợi tình, vừa ẩn ý sâu xa, khai thác được những khía cạnh thầm kín nhất của tình yêu đôi lứa, đặc biệt là trong thời chiến.
Những tấm áo, chiếc khăn được đan từ những bàn tay, có thể không đẹp bằng một chiếc áo, chiếc khăn được dệt lên từ dàn máy hiện đại, nhưng lại khiến người mặc cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc. Vì trong từng sợi len, họ cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương từ người đan gửi tặng. Sự giá rét khi đông về cũng là lúc mà nỗi cô đơn, sự nhung nhớ dâng tràn trong tâm hồn đôi lứa lúc còn ở buổi xa nhau.
Có nhiều lớp người trai bước đi ra ᴄhiến trườnɡ vẫn còn vương vấn biết bao kỷ niệm thuở còn học sinh, và cũng không ít người ra đi bỏ lại mối tình thơ mộng ở lại nơi đô thành. Ca khúc Thư Về Em Gái Thành Đô của Duy Khánh là một lá thư tình của anh lính chiến viết gửi về em gái hậu phương, với tấm lòng và nỗi niềm của người lính mười năm xa phố thị.
Vào tháng 7 âm lịch, chúng sinh hướng về đại lễ Vu Lan báo hiếu, diễn ra đúng đêm rằm. Trong ngày này, những ai còn mẹ sẽ cài lên ngực áo bông hồng đỏ để nhắc nhở về lòng hiếu thảo với đấng sinh thành. Người mất mẹ cài hoa trắng để tưởng nhớ họ. Nghi thức xuất phát từ ý tứ trong đoản văn Bông hồng cài áo của thầy Thích Nhất Hạnh, được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, viết lời thành ca khúc.
Tròn 30 năm qua kể từ ngày Ngọc Lan cùng Mưa Trên Biển Vắng làm mưa làm gió thị trường nhạc hải ngoại, và cũng gần trọn 20 năm ngày Ngọc Lan ra đi, nhưng người ta vẫn chưa quên tiếng hát và bóng dáng mỏng manh đó, đã một lần đi qua cuộc đời và trở thành huyền thoại trong lòng người mến mộ.
Nói đến Nguyễn Bính – nhà thơ “hương đồng gió nội“ – dường như người Việt Nam thuộc thế hệ 8x trở về trước, không ai là không thuộc dăm ba câu thơ của ông. Nhiều câu thơ của ông đã ru vào lòng người, làm cho nhiều người tưởng đó là ca dao.