Đặc biệt, ngay cả chính bản thân nhạc sĩ Lam Phương cũng không nghĩ rằng bài hát “Một mình” đã trở thành một lời tiên tri cho chính bản thân. Điều này trùng khớp với lời tiên đoán của một phụ nữ lớn tuổi sống bằng nghề coi bói trên bờ sông Seine.
Trong cuốn sách “Chuyện tình không tên”, Vũ Thành An đã nhớ lại và viết rằng: “Xin cám ơn em đã cho anh một buổi chiều đẹp để trở thành một kỷ niệm đáng nhớ của cuộc đời quý giá này. Xin chúc em và gia đình được nhiều phước lành”.
Mỗi tình dở dang, mộng không thành, Huỳnh Anh viết tiếp một ca khúc Mưa, như nối tiếp nỗi buồn trong bài Mưa Rừng, đó là Lạnh Trọn Đêm Mưa với những lời nhạc thở than: Mưa ơi, mưa gieo sầu nhân thế, mưa nhớ ai? Biết người thương có còn nhớ hay quên
Trong số đó có Mộng Cầm (tức Huỳnh Thị Nghệ) là một thiếu nữ xinh đẹp từ Quảng Ngãi vào và trọ học ở nhà người cậu nơi tỉnh Phan Thiết. Sau nhiều lần trao đổi thơ từ, thì họ cùng hẹn nhau để gặp mặt. Cuối tuần, Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn đi Phan Thiết bằng xe lửa để tìm thăm Mộng Cầm. Họ đã dạo chơi khắp các thắng cảnh của Phan Thiết, trong đó có “Lầu Ông Hoàng”.
Nhưng trong Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, nhạc sĩ lại chọn hình ảnh những chú ngựa phiêu du, tung vó trên đồi cỏ để nói lên tiếng lòng mình. Bài hát chính là nỗi lòng của tác giả, khao khát tự do mãnh liệt để được sống trong khoảng trời rộng lớn của tình yêu.
Về hoàn cảnh sáng tác bài hát Mười Năm Yêu Em, vào khoảng năm 1985, Trầm Tử Thiêng đã viết bài này để tặng cho mối tình 10 năm trước đó (thời điểm 1975) mà ông luôn day dứt, phải chia ly vì hoàn cảnh đất nước: Ông bị ở lại, còn người yêu thì ra đi đến bên kia đại dương:
Bản nhạc Làng Tôi được chọn vì nó mang hơi thở của một vùng quê yên bình, lời lẽ cũng mộc mạc, dung dị thấm đẫm tình cảm của người dân Việt Nam, cho dù năm đó tác giả bài Làng Quê mới chỉ vừa 16 tuổi
Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…
Có những địa danh đã đi vào thơ nhạc và để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ. Trong bài viết này, xin giới thiệu đôi nét về phá Tam Giang trong bài hát Chiều Trên Phá Tam Giang của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thơ ca và âm nhạc. Riêng trong nhạc vàng, tình yêu trong thời chiến là chủ đề mà có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Tình yêu đẹp nhưng buồn, xót xa, trôi theo vận nước điêu linh, rồi có khi phải sinh ly tử biệt.