Huế - mảnh đất của văn hóa, của tâm linh. Cái vẻ trầm mặc, ưu tư của thành cổ và lối sống bình lặng của chốn cố đô đã tạo nên một phong chách – phong cách Huế. Người Huế đa số theo đạo Phật. Tư tưởng Phật giáo như thấm sâu vào cách sống, lối sống và tâm hồn
Đằng sau mỗi bài hát là những câu chuyện thú vị liên quan đến hoàn cảnh ra đời và những người liên quan. Ca khúc Giã Từ là câu chuyện tình có thật trong đời của chính nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, ngoài ra cũng đã có những sự tranh luận liên quan đến tác giả thực sự của bài hát này: Tô Thanh Tùng và Băn Vi.
Nguyễn Ánh 9 cho biết hầu hết những tình khúc buồn sau này của ông đều bắt nguồn từ dư âm của mối tình xót xa năm 18 tuổi. Dường như đó là định mệnh, vì nếu họ kết được thành đôi, thì chắc gì Nguyễn Ánh 9 đã trở thành một nhạc sĩ, ông sẽ không thể sáng tác bài “Không” và nhiều ca khúc khác để thổn thức về cuộc tình không trọn vẹn kia.
Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, nhạc sĩ Hoàng Trang đã viết hàng trăm ca khúc, trong đó đã để lại cho khán giả nhiều ca khúc nhạc vàng bất tử: Không Bao Giờ Quên Anh, Ngỏ Hồn Qua Đêm, Kể Chuyện Trong Đêm, Ăn Năn, Tâm Sự Với Anh, Đêm Ru Điệu Nhớ, Nếu Đời Không Có Anh… Trong số này có nhiều bài hát được nhạc sĩ Hoàng Trang viết dành tặng cho người yêu, sau này là vợ của ông.
Sài Gòn có một quán café “Hoa Vàng”, trước kia còn gọi là “Động Hoa Vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ
Từ đó đến nay, đã có rất nhiều ca sĩ hát Biệt Ly, nhưng ca khúc này vẫn thường gắn liền với giọng ca Thái Thanh, được bà hát ở phòng trà từ những năm thập niên 1950. Những người yêu nhạc vàng hầu như ai cũng biết 1 câu hát của nhạc sĩ Anh Bằng trong bài Giọt Buồn Không Tên: “Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly…”
Kỷ Vật Cho Em (nhạc sĩ Phạm Duy) là một ca khúc đậm tính phản chiến, khốc liệt và bi thiết, đã làm rúng động Sài Gòn và Miền Nam bởi những ca từ chạm đến cốt tủy của nỗi đau chiến tranh, được chắp cánh bởi giọng ca Thái Thanh.
Nhân vật chính trong tiểu thuyết (và cả trong nhạc và phim) Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang có tên Hoàng Guitar, được xây dựng dựa trên nguyên mẫu ngoài đời thật là Hoàng Sayonara, là quân sư của trùm giang hồ khét tiếng Đại Cathay. Trong phim, tài tử nổi tiếng Trần Quang để đóng vai chính Hoàng Guitar, để lại nhiều ấn tượng với khán giả đầu thập niên 1970.
Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hi hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ…
Những gì còn lại có thể níu kéo, vỗ về, đó là hồi ức của hơn chục lần đi về trong ái tình réo gọi. Phạm Duy viết trong hồi ký: “Sau này, tôi có tối thiểu hơn mười lần đi về chốn cao nguyên Đà Lạt.