Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

Nhân vật chính trong tiểu thuyết (và cả trong nhạc và phim) Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang có tên Hoàng Guitar, được xây dựng dựa trên nguyên mẫu ngoài đời thật là Hoàng Sayonara, là quân sư của trùm giang hồ khét tiếng Đại Cathay. Trong phim, tài tử nổi tiếng Trần Quang để đóng vai chính Hoàng Guitar, để lại nhiều ấn tượng với khán giả đầu thập niên 1970.

Cảm nhận âm nhạc: “Có người con gái, Đông về đan áo ấm ra sa trường…”

Những tấm áo, chiếc khăn được đan từ những bàn tay, có thể không đẹp bằng một chiếc áo, chiếc khăn được dệt lên từ dàn máy hiện đại, nhưng lại khiến người mặc cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc. Vì trong từng sợi len, họ cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương từ người đan gửi tặng. Sự giá rét khi đông về cũng là lúc mà nỗi cô đơn, sự nhung nhớ dâng tràn trong tâm hồn đôi lứa lúc còn ở buổi xa nhau.

Don Hồ và những kỷ niệm với ca sĩ Ngọc Lan những năm cuối đời

Show thứ 9, Ngọc Lan lên tiếng: “Thôi từ show này trở đi, Lan sẽ hát đầu cho. Don hát đầu như vậy đủ rồi!”. Rồi cô xăm xăm đi vào phòng thay áo và làm mặt. Mọi người ai cũng đuối lắm rồi. Ngọc Lan với căn bệnh trong người còn đuối hơn, cô vẽ mắt thật lem nhem. Lâm Thúy Vân với chị Hương Lan la lên: “Trời ơi, Ngọc Lan vẽ mắt kiểu gì vậy?”. Rồi 2 người xúm lại chùi và làm mặt lại cho cô. Và dĩ nhiên không ai để cô ra đầu. Cô là sự mong đợi của mọi người khách mà

Đôi điều về giọng ca trẻ Hoàng Trang đang gây xôn xao với các ca khúc Da Vàng

Chất giọng đặc biệt của những người hợp với dòng nhạc Du Ca – Hiện Sinh không nhiều, đặc biệt trong bối cảnh thời 4.0, dòng nhạc này coi như chỉ là hoài niệm và cũng không có môi trường để nảy sinh ra những thế hệ mới. Ví dụ ở người trẻ, Lê Cát Trọng Lý đã gần như đơn độc đi tiếp trong thể loại du ca ở phạm vi “người sáng tác – đàn – hát” tác phẩm của mình. Hoàng Trang là một giọng Du Ca, điều này là chắc chắn, vừa là trời cho vừa là những ám ảnh cá nhân về dòng nhạc ưa thích, cộng với tính cách con người, nên Hoàng Trang ca hợp.

Lá thư gửi về những người em gái thành đô

Có nhiều lớp người trai bước đi ra ᴄhiến trườnɡ vẫn còn vương vấn biết bao kỷ niệm thuở còn học sinh, và cũng không ít người ra đi bỏ lại mối tình thơ mộng ở lại nơi đô thành. Ca khúc Thư Về Em Gái Thành Đô của Duy Khánh là một lá thư tình của anh lính chiến viết gửi về em gái hậu phương, với tấm lòng và nỗi niềm của người lính mười năm xa phố thị.

'Bông hồng cài áo' - từ đoản văn đến bản nhạc bất hủ về tình mẫu tử

Vào tháng 7 âm lịch, chúng sinh hướng về đại lễ Vu Lan báo hiếu, diễn ra đúng đêm rằm. Trong ngày này, những ai còn mẹ sẽ cài lên ngực áo bông hồng đỏ để nhắc nhở về lòng hiếu thảo với đấng sinh thành. Người mất mẹ cài hoa trắng để tưởng nhớ họ. Nghi thức xuất phát từ ý tứ trong đoản văn Bông hồng cài áo của thầy Thích Nhất Hạnh, được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, viết lời thành ca khúc.

Ngọc Lan và ca khúc “Mưa Trên Biển Vắng” – Đỉnh cao của nhạc hải ngoại thập niên 90

Tròn 30 năm qua kể từ ngày Ngọc Lan cùng Mưa Trên Biển Vắng làm mưa làm gió thị trường nhạc hải ngoại, và cũng gần trọn 20 năm ngày Ngọc Lan ra đi, nhưng người ta vẫn chưa quên tiếng hát và bóng dáng mỏng manh đó, đã một lần đi qua cuộc đời và trở thành huyền thoại trong lòng người mến mộ.

“Những Bóng Người Trên Sân Ga” – bài thơ chia ly hay nhất của Nguyễn Bính

Nói đến Nguyễn Bính – nhà thơ “hương đồng gió nội“ – dường như người Việt Nam thuộc thế hệ 8x trở về trước, không ai là không thuộc dăm ba câu thơ của ông. Nhiều câu thơ của ông đã ru vào lòng người, làm cho nhiều người tưởng đó là ca dao.

Cảm nhận âm nhạc: Màu Xanh Noel (Nguyễn Văn Đông) – Màu xanh hy vọng của Giáng sinh xưa

Với nhiều người, có lẽ mùa Giáng Sinh là mùa đẹp nhất trong năm. Vượt lên trên ý nghĩa của tôn giáo, lễ Giáng Sinh trở thành ngày lễ chung và mang đến niềm vui đến tất thảy mọi người. Đây mà mùa mang đến những màu đỏ rộn vui và màu xanh của hy vọng.

Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) – Đệ nhất Xuân ca: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi…”

Nếu chúng ta có dịp nghe lại những bài hát xuân khác xuất hiện sau này thì hiếm có bài nào nhắc đến hai chữ “nông dân” và “công nhân” hết sức ngọt, không hề gượng gạo: Người công nhân ấm no/Thoát ly đời gian lao nghèo khó. Phạm Đình Chương đã khiến người nghe là giới cần lao sung sướng là mình đã được nhạc sĩ tài danh chúc cho “thoát đời gian lao nghèo khó”. Đó chính là ước mơ đầu xuân của những người có thu nhập kém trong xã hội.