Vào những năm thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ cũng như ở ngoài giới độc giả, đó là Lệ Khánh. Cô đang sống ở thành phố sương mù mộng mơ Đà Lạt, thành phố của tình yêu, nhưng tình yêu ngoài đời của Lệ Khánh đã đem lại cho cô nhiều khổ lụy, ngang trái
Nhà thơ Phạm Văn Bình được biết tiếng trong giới văn nghệ vào thập kỷ 1960 và 1970. Đặc biệt, ông có 2 bài thơ được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc, đó là bài “Chuyện Tình Buồn” và “Mười Hai Tháng Anh Đi”. Chỉ với hai bài thơ này, ông đã lưu danh thiên cổ.
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đặt chân lên xứ lạnh vào giữa thập niên 1950 và để lại cho Đà Lạt nhiều ca khúc bất hủ. Một điểm chung, các ca khúc đều khắc khoải một tình yêu hoa đào nơi thành phố cao nguyên.
Tuy mang cái tên rất dân dã nhưng cô Nhiều rất đẹp với mái tóc dài ôm xõa bờ vai, thỉnh thoảng vờn bay trong gió. Mái tóc ấy, khuôn mặt ấy đã khiến tâm hồn non trẻ nhưng rất lãng mạn của chàng trai sau này trở thành nhà thơ… tơ vương. Gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật nàng thường đi lễ nhà thờ Cần Thơ
“Nắng Chiều” là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Đằng sau bài hát này có các giai thoại về hoàn cảnh ra đời được kể lại. Xin đăng 2 giai thoại này được viết bởi nhà thơ Du Tử Lê và nhà báo Hà Đình Nguyên. Một điều kỳ lạ là 2 giai thoại này có nội dung hoàn toàn khác nhau.
Những địa danh như Sơn Tây, Pleiku, Phá Tam Giang… chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca Việt Nam vì được các thi sĩ nhắc đến trong các bài thơ nổi tiếng Đôi Mắt Người Sơn Tây, Còn Chút Gì Để Nhớ, Chiều Trên Phá Tam Giang. Những bài thơ này lại nổi tiếng hơn nữa khi được chắp cánh bằng nét nhạc của các nhạc sĩ tài hoa của miền Nam trước năm 1975.
Sau ba năm lưu lạc nơi xứ người, bài thơ “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” của nhà thơ Du Tử Lê sáng tác năm 1978, mang nỗi buồn xót xa của kẻ mất quê hương, nhớ lại hình ảnh xa xưa với bao kỷ niệm đã in sâu trông tâm khảm.
Nhiều tác phẩm âm nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy đã ăn sâu vào lòng công chúng yêu âm nhạc, trong đó có bài hát “Cây Đàn Bỏ Quên” được ông sáng tác từ lúc còn rất trẻ. Những bí mật thú vị ít ai biết đằng sau bài hát được chính nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ lúc còn sinh thời.
Bài hát “Em Tôi” với lời ca lãng mạn, mang hơi thở của dòng nhạc tiền chiến trước đó. Từ Pháp, Lê Trạch Lựu gửi bài hát về nước để Tinh Hoa ở Huế xuất bản, sau đó được hát trên đài phát thanh ở cả Sài Gòn lẫn Hà Nội và nhận được công chúng yêu thích tân nhạc đón nhận nồng nhiệt.
Thời đó khi yêu nhau người ta thường thề non hẹn biển, nhất là người con gái ưa hứa hẹn nhiều. Khi mới vừa vào tuổi đôi mươi, có chàng trai nào mà có chút nghi ngại lo sợ nghĩ đến điều đổ vỡ ở tương lai. Cho đến khi người yêu đã đoạn tuyệt rồi thì mới bàng hoàng xót xa tự hỏi “Anh biết tin ai bây giờ”, bởi vì anh đã đặt hết cả tuyệt đối niềm tin vào em rồi