Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thành bài hát nổi tiếng tên là Quê Hương, cho đến nay vẫn là bài hát tiêu biểu về tình quê hương đất nước:

Ca khúc “Bài Tình Ca Mùa Đông” (Trầm Tử Thiêng) – Cuộc tình 10 năm chìm trong giá băng mùa đông

Trong số các bài hát có chủ đề mùa đông, “Bài Tình Ca Mùa Đông” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để lại dấu ấn với người yêu nhạc bằng giai điệu tango man mác nỗi niềm tiếc nuối. Ca khúc nổi tiếng qua các giọng hát Ngọc Lan, Lệ Thu, Khánh Ly này cũng là câu chuyện tình buồn của chính tác giả. Có lẽ vì là câu chuyện có thật nên bài hát có lời ca rất day dứt và dễ đi vào lòng người.

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng được nhạc sĩ Tuấn Khanh viết cho mối tình thơ của mình với một cô học trò 13 tuổi ở Sài Gòn. Lúc đó ông là ca sĩ Trần Ngọc nổi tiếng, còn cô gái theo ông học nhạc để tham gia một cuộc thi hát. Khi cô gái thi hát xong cũng là lúc không còn học nữa. Đêm cuối cùng tiễn cô gái ra ga tàu điện để về nhà, đường phố hai bên vắng lặng, từng chiếc lá cuốn bay lững lờ. Cô gái lên xe, chàng trai độc bước trở về nhà, nhìn lên bóng cây trơ trọi bên đường khi chiếc lá cuối cùng vừa rơi xuống, trơ trọi và cô độc như chính nỗi lòng của chàng nghệ sĩ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hoa Mười Giờ (Đài Phương Trang) – “Thương phận con gái như hoa mười giờ nở…”

Hoa Mười Giờ là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Đài Phương Trang, thuộc dòng nhạc thời trang, phổ thông đại chúng. Ca khúc này được ca sĩ Yến Linh thu âm vào dĩa nhựa đầu tiên, nhưng bài hát thật sự nổi tiếng và được yêu thích qua tiếng hát Hương Lan cả trước và sau năm 75.

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương)

“Dạ Khúc Cho Tình Nhân” là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Cũng như các ca khúc khác của ông, Dạ Khúc Cho Tình Nhân chất chứa trong đó những sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến và nỗi đợi chờ trong vô vọng. Bài hát này được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết năm 1968, khi mà ông còn ở Đà Lạt, còn người yêu của ông là Lê Uyên – Lâm Phúc Anh đang bị gia đình “giam lỏng” ở Chợ Lớn – Sài Gòn để chia cách tình yêu của họ.

Số phận long đong của ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Tuyệt tác sau cùng của nhạc sĩ Văn Cao

Mùa xuân về, tôi thường nghe những ca khúc xuân quen thuộc từ trước năm 75 như Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao (Trịnh Lâm Ngân), Cám Ơn, Rước Xuân Về Nhà (Nhật Ngân), Mùa Xuân Lá Khô, Phút Giao Mùa, Đồn Vắng Chiều Xuân, Đám Cưới Đầu Xuân (Trần Thiện Thanh). Đó là những giai điệu bolero bất hủ có tuổi đời quá nửa thế kỷ. Tuy nhiên tôi cũng say mê giai điệu valse tươi vui của Mùa Xuân Đầu Tiên với những cảm xúc hân hoan đầy tình người của nhạc sĩ Văn Cao:

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” – Giai điệu bất tử của mùa Giáng Sinh

Mỗi dịp Giáng sinh về, khắp nơi đâu đâu cũng vang lên giai điệu của những bài hát quen thuộc như: Jingle Bells, Last Christmas hay We Wish You a Merry Christmas. Và chen vào những giai điệu sôi động đó, từ góc nhỏ làng quê cho đến thị thành giai điệu buồn da diết của ca khúc Bài Thánh Ca Buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn âm thầm réo rắt ăn sâu vào tâm hồn của người nghe suốt gần nửa thế kỷ qua kể từ ngày ra đời.

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Trong nhạc mục chủ đề mùa Xuân thì ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền) là bản nhạc không thể thiếu. Điệu Tango vui tươi, rộn rã; ca từ trong sáng, yêu đời : “Anh cho em mùa Xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều Đông nào nhung nhớ. Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vỉa phố, mắt buồn vin ngọn cây…”. Dù đã ra đời cách đây gần 60 năm nhưng Anh cho em mùa Xuân vẫn rất được nhiều người yêu thích, kể cả giới trẻ hiện đại…