Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) – Nỗi đau tình của ca sĩ Chế Linh (Tú Nhi)

Từ trước năm 1975, tác giả Tú Nhi đã nổi tiếng qua những ca khúc nhạc vàng mà đến nay vẫn được nhiều người yêu thích. Trong số đó phải kể đến các ca khúc như Xin Làm Người Xa Lạ, Ngày Đó Xa Rồi, Thương Hận, Đêm Buồn Tình Lẻ hay Đoạn Tái Bút… Trong đó không thể không nhắc đến ca khúc Một Lần Hiện Diện – Nụ Cười Chua Cay. Ngay từ cái tên ca khúc đã khơi gợi trong lòng người nghe nhiều xúc cảm, và câu chuyện phía sau bài hát cũng rất chua chát và đắng cay.

Nhà thơ Linh Phương nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ – bài hát “Kỷ Vật Cho Em”

Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ “Bài cho chiến trường Đông Dương” nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào… và bài “Từ giã bọn mày” nói về thân phận của những Lao công đào binh

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Có thể xem Hòn Vọng Phu là bài trường ca nổi tiếng nhất của lịch sử tân nhạc Việt Nam. Giá trị của bài hát đã được khẳng định qua sự trường tồn với thời gian và được nhiều thế hệ khán giả yêu mến. Trường ca Hòn Vọng Phu gồm 3 phần, mượn âm nhạc và mượn câu chuyện dân gian nổi tiếng để viết lên hoàn cảnh đất nước trong thời loạn, với sự hòa quyện giữa giai điệu Tây Phương và âm giai ngũ cung của Việt Nam. Trong 3 bài Hòn Vọng Phu này, chính nhạc sĩ Lê Thương nói rằng ông thích bài số 2 nhất, và đã dồn nhiều thời gian, tâm huyết nhất cho phần trường ca mang tên Ai Xuôi Vạn Lý này.

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Bài Hòn Vọng Phu 2, còn có tên khác là Ai Xuôi Vạn Lý, được nhạc sĩ Lê Thương sáng tác khoảng cuối năm 1945, đầu 1946, lúc ông theo kháng chiến và đang lẩn trốn quân Pháp ở vùng Mỹ Tho, Bến Tre. Đêm đêm nghe dế than, cá thòi lòi đập đuôi lạch bạch dưới sình và tâm hồn lo âu vô vọng. Sống trong lằn ranh của sống và chết, trong lòng người nhạc sĩ dâng lên niềm tiếc nuối mênh mang như lòng người chinh phụ

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

“Một mối duyên chung vạn kiếp người”. Chỉ với một câu hát này, nhạc sĩ Lê Thương đã giải thích đầy đủ ý nghĩa nội dung cả 3 bài Vọng Phu của ông. Cả vạn kiếp người, vạn kiếp đời, nhưng có một mối duyên giống nhau. Ngàn đời trước, hay ngàn đời sau, khi mà đất Việt vẫn còn chiến chinh, thì người chinh phụ vẫn mòn mỏi đợi chờ người chinh phu, rồi hóa thành Đá Vọng Phu. Đó là hình ảnh biểu tượng cho sự sắt son mong đợi chồng của những người vợ, người mẹ, của những người trót mang mệnh biệt ly. Vì vậy mà “dân chúng đem ca tụng duyên Bà”, cũng là ca tụng sự bất diệt của dòng máu anh hùng đất Việt.

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Hai ca khúc Bông Điên Điển và Em Về Miệt Thứ của nhạc sĩ Hà Phương là những ca khúc nhạc quê hương tiêu biểu nhất thời kỳ sau năm 1975. Sau một thời gian dài kể từ biến cố 1975, tạm quên đi chuyện nghệ thuật để xoay sở mưu sinh, mãi đến những năm 1990 nhạc sĩ Hà Phương mới sáng tác trở lại. Đó là giai đoạn ông cùng người bạn thân là nhạc sĩ Thanh Sơn được Trung tâm băng nhạc Vafaco mời về hợp tác.

Lê Uyên Phương và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cho Lần Cuối” – Khi loài thú xa nhau

Một buổi chiều, cô nữ sinh Lâm Phúc Anh sửa soạn một chiếc áo dài màu vàng yêu thích rồi rảo bước ra phố. Khi đi ngang qua số nhà 22 – Võ Tánh, ngay từ xa, cô đã thấy một người đàn ông vóc dáng nhỏ bé đang ngồi trên một phiến đá trước hiên nhà, trầm tư nhìn ra ngõ. Cô gái bỗng hồi hộp khi bất chợt nhận ra rằng người đó đang thấp thoáng nhìn mình. Khi cô bước ngang qua, người đàn ông nhã nhặn mở lời: Chào cô!

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

Khi yêu, có lẽ không một ai nghĩ đến là sẽ kết thúc bằng một sự cô đơn, không ai nghĩ rằng sẽ có ngày người mình yêu sẽ lên xe hoa cùng người khác. Tuy nhiên, có mấy ai có thể trọn vẹn được với cuộc tình của mình, dù có thề non hẹn biển ra sao đi nữa, thì một khi đã không còn chung lối, thì sẽ có một người còn lại với nỗi cô đơn. Đó là câu chuyện trong bài hát Người Yêu Cô Đơn của nhạc sĩ Đài Phương Trang (được ký với tên thật là Phạm Vũ Anh Tứ).

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Đã bao nhiêu hôm rồi, anh vẫn lang thang vô định trên con phố dài buồn tênh. Bóng chiều đang dần tàn úa, nắng đã tắt ở cuối trời, anh chưa biết đi về đâu, khi trong lòng còn đang giông bão, không một nơi nương tựa trú ẩn nào. Thành ghế đá quen thuộc kia nay đã lẻ loi dưới ánh đèn công viên vàng vọt, thiếu vắng bóng dáng xưa êm đềm, và ái ân ngày cũ thì cũng đã đâu còn gì nữa.

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và thi khúc Hoa Học Trò – Bây giờ còn nhớ hay không?

Tự hỏi và cũng là tự trả lời. Một nỗi sầu dâng lên chất ngất. Tình học sinh trong sáng, thơ ngây và rất dễ phai phôi. Bởi vì từ đó trở về sau, trên bước đường đời dài đằng đẵng còn lại, mấy ai đoán biết trước sẽ có điều gì đang đón đợi mình. Cuộc đời mong manh như vậy, nên cuộc tình học sinh cũng hóa thành nhỏ bé và dễ rơi khỏi tầm tay.