“Trên Ngọn Tình Sầu” là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng, phổ từ bài thơ “67, khúc thêm cho Huyền Châu” của Du Tử Lê. Câu chuyện trong bài thơ này là một mối tình có thật của nhà thơ Du Tử Lê với cô gái tên là Huyền Châu. Mặc dù sau này đã có gia đình, ông vẫn nhiều lần nhắc tới mối tình này với một sự trân trọng lớn, thậm chí còn để hình của Huyền Châu trên giá sách.
Nhiều người đã cho rằng giữa cặp đôi Quốc Dũng và Thanh Mai có tình cảm sâu nặng với nhau vì ông đã sáng tác ca khúc Mai cho cô. Tuy nhiên chưa bao giờ nhạc sĩ Quốc Dũng thừa nhận bài Mai này là ông viết cho cô Mai nào, chỉ nói chung chung là viết cho “nhiều cô Mai khác nhau”. Có lẽ là do tình yêu trong ca khúc “Mai” này là một tình yêu “không may” – như lời bài hát – nên ông đã không muốn nhắc tới tên người cụ thể:
“Những ngày vui của tôi với Diễm khá ngắn ngủi, khi nàng ngoảnh mặt quay lưng cũng là lúc tôi đau khổ. Nhiều đêm dài lang thang dưới phố rồi đêm về tôi viết nên ca khúc Giã Từ…”, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng có lần bộc bạch tâm sự. Ông hé lộ, cuộc tình với cô thu ngân mang cái tên đầy chất thơ ấy kéo dài suốt 4 năm cùng bao kỷ niệm vui buồn chất ngất.
Hoàn cảnh sáng tác của bài hát này là một câu chuyện tình buồn và có nhiều uẩn khúc được chính nhạc sĩ kể lại. Đó là vào khoảng 1968-1969, một người bạn đã gửi gắm một cô bạn của ông cho nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Cô này đang mang thai được vài tháng. Người đẹp đi tị nạn “bầu bì”.
Bài hát này tôi sáng tác năm 1972, tôi về Sài Gòn nghỉ hè thì gặp anh Tô Như Châu. Anh ấy cho xem bài thơ “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội”, bài thơ viết dài lắm năm sáu trang gì đấy tôi lấy ý bài thơ viết lại thành ca khúc. Bài này viết trước năm 1975, hồi đó được Thái Thanh hát nhưng sau đó ngưng không được phổ biến.
Khi ta mới quen nhau, em đã nhiều lần nói anh hãy viết một ca khúc để kỷ niệm mối tình của chúng mình. Thế nhưng anh cứ lần lữa hoài không viết. Một hôm em đã phải nhỏ những giọt nước mắt mà nói: “anh không yêu em sao mà không chịu viết?”. Và một buổi chều mùa xuân 1965, trên chuyến xe từ Vũng Tàu về Saigon, một dòng âm thanh vang lên trong đầu và anh đã viết xuống: Bài ca anh hứa cho em bấy lâu nay vẫn còn dang dở…
Cách đây nửa thế kỷ, cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở vai trò một nhạc sĩ hòa âm và đệm dương cầm cho một số phòng trà, nhưng nó đã thay đổi trong chuyến đi Nhật vào tháng 8 năm 1970, cùng với ca sĩ Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka (Nhật).
Từ trước năm 1975, tác giả Tú Nhi đã nổi tiếng qua những ca khúc nhạc vàng mà đến nay vẫn được nhiều người yêu thích. Trong số đó phải kể đến các ca khúc như Xin Làm Người Xa Lạ, Ngày Đó Xa Rồi, Thương Hận, Đêm Buồn Tình Lẻ hay Đoạn Tái Bút… Trong đó không thể không nhắc đến ca khúc Một Lần Hiện Diện – Nụ Cười Chua Cay. Ngay từ cái tên ca khúc đã khơi gợi trong lòng người nghe nhiều xúc cảm, và câu chuyện phía sau bài hát cũng rất chua chát và đắng cay.
Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ “Bài cho chiến trường Đông Dương” nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào… và bài “Từ giã bọn mày” nói về thân phận của những Lao công đào binh
Có thể xem Hòn Vọng Phu là bài trường ca nổi tiếng nhất của lịch sử tân nhạc Việt Nam. Giá trị của bài hát đã được khẳng định qua sự trường tồn với thời gian và được nhiều thế hệ khán giả yêu mến. Trường ca Hòn Vọng Phu gồm 3 phần, mượn âm nhạc và mượn câu chuyện dân gian nổi tiếng để viết lên hoàn cảnh đất nước trong thời loạn, với sự hòa quyện giữa giai điệu Tây Phương và âm giai ngũ cung của Việt Nam. Trong 3 bài Hòn Vọng Phu này, chính nhạc sĩ Lê Thương nói rằng ông thích bài số 2 nhất, và đã dồn nhiều thời gian, tâm huyết nhất cho phần trường ca mang tên Ai Xuôi Vạn Lý này.