Ca khúc “Nụ Cười Sơn Cước” của nhạc sĩ Tô Hải và hình ảnh những người “sơn nữ” trong tân nhạc

Trong một bài phỏng vấn, nhạc sĩ Tô Hải cho biết dạo đó đơn vị của ông ở nhờ một làng dân tộc Mường. Ông được ở trong một gia đình có cô con gái rất đẹp tên là Đinh Thị Phẩm. Cô Phẩm lúc đó 24 tuổi, còn Tô Hải mới tròn 20. Nhạc sĩ đã để ý thầm cô sơn nữ này, là mối tình đơn phương thoáng qua chứ chưa phải là một tình yêu thề non hẹn biển

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Hồ Thị Thu, người vùng quê ngày ấy thường gọi là Thu Chuẩn (cha của cô tên là Chuẩn) để phân biệt với những cô Thu khác. Thu học ban C, có giọng hát hay, quyến rũ và từng là hoa khôi của truờng Tiểu La lúc bấy giờ. Với mái tóc dài xõa ngang lưng, khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng, thướt tha trong tà áo dài trắng, Thu đã làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong số đó, Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca – những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu đương, về nhà làm thơ viết nhạc…

Cảm nhận âm nhạc: “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Về đây nghe em để sau những ngày tháng du ca trên đường trần thế, mỉm cười chào nhau như hạt sương mai long lánh đầu ngày, cùng ước mơ “hận thù người lắng xuống” để tình người mãi yêu thương nhân ái với nhau. Về đây nghe em để “tìm nhau như tìm xót xa trong lúc lệ đã đầy vơi” khi thân phận của con người trong cuộc đời này vốn dĩ buồn nhiều hơn vui:

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

Khi xa Sài Gòn là một ca khúc rất đặc biệt của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương phổ từ thơ Kim Tuấn. Hai từ Sài Gòn được nhắc đến ở mỗi đầu câu hát, từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng. Ngay từ câu hát đầu tiên, người nghe, hay nói cách khác, người của Sài Gòn đã thấy hiện lên trong tâm trí một niềm khắc khoải xen lẫn nỗi nhớ về những đêm thành phố giới nghiêm, hoàn toàn yên lặng trong đêm tối.

Chuyện tình đẹp của nhạc sĩ Hoàng Giác và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Ngày Về”

Người phụ nữ hoa khôi, nổi tiếng một thời của Hà Thành. Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm. Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi. Bà Kim Châu thương yêu cầm tay, dắt tôi bước vào cái khoảng không gian có phần khiêm tốn, thanh bạch, nhưng không kém phần đầm ấm của ông bà.

Nhạc sĩ Hoàng Giác và hoàn cảnh sáng tác “Mơ Hoa” – Mối tình trong sáng trọn một đời

Nói đến nhạc sĩ Hoàng Giác chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ về tuyệt phẩm Mơ Hoa. Phía sau ca khúc này là hình bóng của một cô gái ở độ tuổi trăng rằm. Cô gái ấy có mái tóc dài, dáng người “thon nhẹ” và đôi mắt sáng. Ngay từ lần gặp đầu tiên, cô gái đã chiếm trọn con tim của chàng thanh niên Hoàng Giác.

CD “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” – Tuấn Ngọc với 10 tình khúc Từ Công Phụng – Đỉnh cao của làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

Ta có thể không hiểu nhiều về ý nghĩa rõ rệt của câu, thí dụ như mưa thì làm sao mà soi dấu chân được, nhưng ta thấy lời ca của bài nhạc rất ăn khớp với giai điệu, vì hát lên rất trơn tru, không khiên cưỡng. Nhạc sĩ cũng rất hay lặp lại lời nhạc, chẳng hạn như trong câu: Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn, nhấn mạnh ý tưởng chia lìa giữa hai nhân vật chính của bài nhạc.

Giai thoại bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp – Cô gái Chùa Hương sống mãi tuổi 15

Trong bài thơ Chùa Hương, chàng thi sĩ 20 tuổi đã thể hiện tình cảm của mình với cô bé 15 tuổi thanh tao đến thánh thiện, đằm thắm mà không ủy mị, nồng cháy mà vẫn thanh lịch, trữ tình mà tinh tế, cả tâm hồn và hiện thực hòa quyện vào nhau hài hòa khiến Chùa Hương có vị trí xứng đáng trong thi đàn.

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Trong số những người tị nạn này có một cô gái còn rất trẻ, 17-18 tuổi, đang học trung học ở trường Hưng Đạo ở đường Cống Quỳnh (nay là trường Sân Khấu Điện Ảnh). Ngọc Sơn và cô gái phải lòng nhau. Tuy nhiên cô gái trẻ này không hề biết gì về chuyện những người lính đang bị cấm trại 100% ở vào lúc dầu sôi lửa bỏng đó (Mậu Thân), không người lính nào được ra đường. Cô gái rủ đi xem phim, rủ đi Vũng Tàu… nhưng chàng lính Ngọc Sơn không thể đi được. Sợ người yêu giận nên ông đã viết thành bài 100 Phần Trăm để giải thích cho người yêu, mong sự thông cảm của cô gái: