CD “Giọt Lệ Cho Ngàn Sau” – Tuấn Ngọc với 10 tình khúc Từ Công Phụng – Đỉnh cao của làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

Ta có thể không hiểu nhiều về ý nghĩa rõ rệt của câu, thí dụ như mưa thì làm sao mà soi dấu chân được, nhưng ta thấy lời ca của bài nhạc rất ăn khớp với giai điệu, vì hát lên rất trơn tru, không khiên cưỡng. Nhạc sĩ cũng rất hay lặp lại lời nhạc, chẳng hạn như trong câu: Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn, nhấn mạnh ý tưởng chia lìa giữa hai nhân vật chính của bài nhạc.

Giai thoại bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp – Cô gái Chùa Hương sống mãi tuổi 15

Trong bài thơ Chùa Hương, chàng thi sĩ 20 tuổi đã thể hiện tình cảm của mình với cô bé 15 tuổi thanh tao đến thánh thiện, đằm thắm mà không ủy mị, nồng cháy mà vẫn thanh lịch, trữ tình mà tinh tế, cả tâm hồn và hiện thực hòa quyện vào nhau hài hòa khiến Chùa Hương có vị trí xứng đáng trong thi đàn.

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Trong số những người tị nạn này có một cô gái còn rất trẻ, 17-18 tuổi, đang học trung học ở trường Hưng Đạo ở đường Cống Quỳnh (nay là trường Sân Khấu Điện Ảnh). Ngọc Sơn và cô gái phải lòng nhau. Tuy nhiên cô gái trẻ này không hề biết gì về chuyện những người lính đang bị cấm trại 100% ở vào lúc dầu sôi lửa bỏng đó (Mậu Thân), không người lính nào được ra đường. Cô gái rủ đi xem phim, rủ đi Vũng Tàu… nhưng chàng lính Ngọc Sơn không thể đi được. Sợ người yêu giận nên ông đã viết thành bài 100 Phần Trăm để giải thích cho người yêu, mong sự thông cảm của cô gái:

Cuộc tình buồn trong bài hát “Trên Ngọn Tình Sầu” (Du Tử Lê – Từ Công Phụng)

“Trên Ngọn Tình Sầu” là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Từ Công Phụng, phổ từ bài thơ “67, khúc thêm cho Huyền Châu” của Du Tử Lê. Câu chuyện trong bài thơ này là một mối tình có thật của nhà thơ Du Tử Lê với cô gái tên là Huyền Châu. Mặc dù sau này đã có gia đình, ông vẫn nhiều lần nhắc tới mối tình này với một sự trân trọng lớn, thậm chí còn để hình của Huyền Châu trên giá sách.

Nhân vật Mai trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng là ai?

Nhiều người đã cho rằng giữa cặp đôi Quốc Dũng và Thanh Mai có tình cảm sâu nặng với nhau vì ông đã sáng tác ca khúc Mai cho cô. Tuy nhiên chưa bao giờ nhạc sĩ Quốc Dũng thừa nhận bài Mai này là ông viết cho cô Mai nào, chỉ nói chung chung là viết cho “nhiều cô Mai khác nhau”. Có lẽ là do tình yêu trong ca khúc “Mai” này là một tình yêu “không may” – như lời bài hát – nên ông đã không muốn nhắc tới tên người cụ thể:

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng và những mối tình trong các bài hát Sao Anh Nỡ Đành Quên, Giã Từ…

“Những ngày vui của tôi với Diễm khá ngắn ngủi, khi nàng ngoảnh mặt quay lưng cũng là lúc tôi đau khổ. Nhiều đêm dài lang thang dưới phố rồi đêm về tôi viết nên ca khúc Giã Từ…”, nhạc sĩ Tô Thanh Tùng có lần bộc bạch tâm sự. Ông hé lộ, cuộc tình với cô thu ngân mang cái tên đầy chất thơ ấy kéo dài suốt 4 năm cùng bao kỷ niệm vui buồn chất ngất.

Hoàn cảnh sáng tác của bài hát “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Hoàn cảnh sáng tác của bài hát này là một câu chuyện tình buồn và có nhiều uẩn khúc được chính nhạc sĩ kể lại. Đó là vào khoảng 1968-1969, một người bạn đã gửi gắm một cô bạn của ông cho nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Cô này đang mang thai được vài tháng. Người đẹp đi tị nạn “bầu bì”.

Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

Bài hát này tôi sáng tác năm 1972, tôi về Sài Gòn nghỉ hè thì gặp anh Tô Như Châu. Anh ấy cho xem bài thơ “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội”, bài thơ viết dài lắm năm sáu trang gì đấy tôi lấy ý bài thơ viết lại thành ca khúc. Bài này viết trước năm 1975, hồi đó được Thái Thanh hát nhưng sau đó ngưng không được phổ biến.

Cảm nhận âm nhạc: “Tình Khúc Thứ Nhất” – Những ca từ lấp lánh lãng mạn của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn

Khi ta mới quen nhau, em đã nhiều lần nói anh hãy viết một ca khúc để kỷ niệm mối tình của chúng mình. Thế nhưng anh cứ lần lữa hoài không viết. Một hôm em đã phải nhỏ những giọt nước mắt mà nói: “anh không yêu em sao mà không chịu viết?”. Và một buổi chều mùa xuân 1965, trên chuyến xe từ Vũng Tàu về Saigon, một dòng âm thanh vang lên trong đầu và anh đã viết xuống: Bài ca anh hứa cho em bấy lâu nay vẫn còn dang dở…

Chuyện tình đầu tan vỡ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài hát “KHÔNG”

Cách đây nửa thế kỷ, cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở vai trò một nhạc sĩ hòa âm và đệm dương cầm cho một số phòng trà, nhưng nó đã thay đổi trong chuyến đi Nhật vào tháng 8 năm 1970, cùng với ca sĩ Khánh Ly biểu diễn tại hội chợ Osaka (Nhật).